Điều kiện để cá nhân người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Bạn là người nước ngoài? Bạn đang mong muốn có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ổn định sinh sống và làm việc? Bạn đang phân vân không biết các điều kiện gì để người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn.

Việt Nam đang là quốc gia rất hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Điều đấy kéo theo việc có nhiều nhà đầu tư và lao động nước ngoài muốn tới Việt Nam để sinh sống và làm việc. Nhu cầu nhà ở cho người nước ngoài vì vậy cũng tăng cao, đặc biệt là đối với các đối tượng là cá nhân người nước ngoài.

Nhằm tạo điều kiện để người nước ngoài có thể ổn định về mặt chỗ ở, tại khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 đã có quy định về các đối tượng được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trong đó bao gồm cả cá nhân nước ngoài. Tuy nhiên họ sẽ phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Vậy những điều kiện đó là gì? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc sở hữu nhà ở của cá nhân người nước ngoài tại nước ta? Hãy cùng với Công ty Luật PL & Partners tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết sau đây.

1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC PHÉP NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM.

  • Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực. Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
  • Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh như:
    • Không đủ điều kiện thứ 1 nêu trên;
    • Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng;
    • Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú;
    • Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng;
    • Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực;
    • Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực;
    • Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;
    • Vì lý do thiên tai; Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM.

  • Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam (cụ thể là phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam)
  • Không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Điều kiện để cá nhân người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Cá nhân người nước ngoài muốn sở hữu nhà tại Việt Nam thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc trường hợp ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

3. HÌNH THỨC SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA CÁ NHÂN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.

  • Tại khoản 2 điều 159 Luật nhà ở năm 2014Nghị định 99/2015/NĐ-CPNghị định 30/2021/NĐ-CP quy định: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.

4. SỐ LƯỢNG NHÀ Ở CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC SỞ HỮU TẠI VIỆT NAM.

Căn cứ Điều 161 Luật Nhà ở 2014, Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CPĐiều 29 Thông tư 19/2016/TT-BXD, số lượng nhà ở mà cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam được quy định như sau:

4.1. Đối với chung cư: 

  • Cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ trong một tòa nhà chung cư.
  • Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

4.2. Đối với nhà ở riêng lẻ:

Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trong đó có nhà ở riêng lẻ để bán, cho thuê mua thì cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định sau:

  • Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;
  • Trường hợp chỉ có một dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ tương đương 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;
  • Trường hợp có từ hai dự án trở lên mà tổng số nhà ở riêng lẻ trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% số lượng nhà ở của mỗi dự án.
Người nước ngoài khi sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ bị ràng buộc bởi hình thức sở hữu và số lượng sở hữu
Người nước ngoài khi sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ bị ràng buộc bởi hình thức sở hữu và số lượng sở hữu.

Như vậy, trên đây Công ty Luật PL & Partners đã thông tin tới quý vị và các bạn về điều kiện để cá nhân người nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam.


Trường hợp cần hỗ trợ thêm về pháp lý, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Facebook: www.facebook.com/PLLaw

Website: www.PL-PARTNERS.vnwww.HOIDAPLUAT.netwww.THUTUCPHAPLY.org

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Print Friendly, PDF & Email
Facebook
LinkedIn
Skype
Email

Nội dung liên quan