Doanh nghiệp cần làm gì để được đảm bảo về mặt pháp lý?

Đối với các doanh nghiệp, bên cạnh việc phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh để gia tăng lợi nhuận thì yếu tố pháp lý cũng rất cần được quan tâm. Nhất là trong nền kinh tế thị trường, khi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra ảnh hưởng lớn tới toàn hệ thống. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để được đảm bảo về mặt pháp lý?

Hãy cùng Công ty Luật PL & Partners tìm hiểu về chủ đề này trong nội dung bài viết ngày hôm nay.


1. TRANG BỊ KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CƠ BẢN CHO TẤT CẢ NHÂN SỰ.

Để được đảm bảo về mặt pháp lý thì trước hết chúng ta cần phải tuân thủ pháp luật.

Để tuân thủ pháp luật thì chúng ta cần có hiểu biết về luật.

Chính vì vây tất cả nhân sự trong doanh nghiệp đều cần phải được trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản.

Đối với người quản lý thì cần nắm rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, pháp lý nội bộ và quản trị doanh nghiệp, pháp lý về hợp đồng, thuế, giải quyết tranh chấp…

Đối với các nhân viên thì tùy vào vị trí và tính chất công việc mà trang bị các kiến thức pháp luật có liên quan.

Việc được trang bị những kiến thức pháp luật sẽ giúp các thành viên trong doanh nghiệp chủ động hơn trong công việc cũng như khi giao dịch với khách hàng, ký kết hợp đồng. Biết điều gì nên, điều gì không nên làm.

Những kiến thức này có thể trang bị bằng việc tra cứu các văn bản luật, tìm hiểu thông tin trên internet hoặc thuê các luật sư, luật gia về tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn.

Tất cả nhân sự trong doanh nghiệp đều cần phải được trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản
Tất cả nhân sự trong doanh nghiệp đều cần phải được trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản.

2. CÓ CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ VIỆC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT.

Bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản, doanh nghiệp cũng cần có các quy định cụ thể về việc tuân thủ pháp luật bằng văn bản. Trong đó nêu rõ các hành vi nào không được phép, các mức phạt nếu vi phạm.

Các văn bản này sẽ là cơ sở để tất cả các nhân sự tuân theo, là căn cứ để xử lý các trường hợp vi phạm và cũng có tính răn đe lớn hơn.

Doanh nghiệp có thể ban hành một bộ quy tắc riêng hoặc thêm các quy định về việc thuân thủ pháp luật và nội quy hoạt động, hợp đồng lao động hay quy chế công ty.

3. LUÔN THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐƯỢC ĐẢM BẢO VỀ MẶT PHÁP LÝ.

Tất cả các thành viên trong doanh nghiệp từ các cấp quản lý cho tới các nhân sự cấp thấp nhất đều cần nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Một doanh nghiệp thượng tôn pháp luật thì sẽ nhận được sự tin tưởng từ khách hàng, đối tác và được pháp luật bảo vệ.

Đặc biệt là trong những hoạt động như giao dịch, hợp tác, ký kết hợp đồng, nghĩa vụ thuế… Doanh nghiệp cần dung hòa giữa lợi ích mong muốn và các quy định của pháp luật. Từ đó tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro về mặt pháp lý.

Một doanh nghiệp thượng tôn pháp luật thì sẽ nhận được sự tin tưởng từ khách hàng, đối tác và được pháp luật bảo vệ
Một doanh nghiệp thượng tôn pháp luật thì sẽ nhận được sự tin tưởng từ khách hàng, đối tác và được pháp luật bảo vệ.

4. LẬP BỘ PHẬN PHÁP CHẾ CỦA CÔNG TY HOẶC THUÊ DỊCH VỤ LUẬT SƯ NỘI BỘ ĐỂ ĐƯỢC ĐẢM BẢO TỐT HƠN VỀ MẶT PHÁP LÝ.

Để nhận được sự bảo đảm tốt hơn về mặt pháp lý, doanh nghiệp có thể lập bộ phận pháp chế của công ty hoặc thuê dịch vụ luật sư nội bộ.

Với cả hai giải pháp này, công việc liên quan tới pháp lý sẽ được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Từ đó giúp xử lý nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

Cụ thể với hình thức lập bộ phận pháp chế, doanh nghiệp sẽ thuê các luật sư, luật gia hoặc chuyên viên pháp lý về làm nhân viên của doanh nghiệp.

Bộ phận pháp chế sẽ có nhiệm vụ xử lý tất cả các vấn đề có liên quan tới pháp lý cho doanh nghiệp.

Ưu điểm của việc lập bộ phận pháp chế là có sẵn đội ngũ ở trong công ty, theo dõi các hoạt động để đưa ra tham vấn và xử lý công việc.

Nhược điểm là doanh nghiệp sẽ phải chi ra khá nhiều chi phí. Từ tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi xã hội cho tới chi phí chỗ ngồi, chi phí trang thiết bị.

Trong khi đó khi sử dụng dịch vụ luật sư nội bộ, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với các công ty luật. Khi đó doanh nghiệp sẽ đóng phí định kỳ còn công ty luật sẽ đảm nhiệm như là bộ phận pháp chế để tư vấn pháp luật hàng tuần, hàng tháng và xử lý các công việc liên quan tới pháp luật.

Hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn. Các công ty luật có đội ngũ động đảo hơn, có chuyên môn trên nhiều lĩnh vực hơn nên xử lý công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào luật sư cũng ở ngay cạnh để xử lý công việc nên doanh nghiệp cần chủ động sắp xếp và liên hệ ngay khi cần hỗ trợ.

Như vậy, để được đảm bảo về mặt pháp lý, doanh nghiệp sẽ cần chủ động trang bị các kiến thức pháp lý cơ bản cho toàn thể nhân sự, có các quy định rõ ràng, luôn thượng tôn pháp luật và có thể lập bộ phận pháp chế hoặc thuê dịch vụ luật sư nội bộ.

Hi vọng những chia sẻ trên hữu ích với các doanh nghiệp, đặc biệt là với các startup.


Trường hợp cần hỗ trợ về mặt pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Website: www.PL-PARTNERS.vn www.HOIDAPLUAT.net www.THUTUCPHAPLY.org

____________________________________________________________________________________________________________________

Bài viết căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm viết bài và có thể không còn phù hợp tại thời điểm Quý khách đọc bài viết này do quy định pháp luật có sự thay đổi. Do vậy, bài viết chỉ có giá trị tham khảo.

Print Friendly, PDF & Email

Đặt hẹn tư vấn





























    Tagged: none tag .

    Bài viết liên quan: