Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế

Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế là một vấn đề rất hay gặp phải ở nước ta hiện nay. Việc phát sinh tranh chấp là do mâu thuẫn giữa những người thừa kế liên quan đến việc kê khai di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản thừa kế.

Hệ quả của tranh chấp nếu không được giải quyết thỏa đáng có khi dẫn đến những kết cục đau lòng, sự rạn nứt trong các mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình với nhau.

Ở các nước phát triển, người dân luôn có thói quen chuẩn bị trước mọi việc bao gồm cả việc lập di chúc nhằm thể hiện rõ ý nguyện của họ đối với việc phân chia tài sản, và đồng thời hạn chế tối đa những xung đột không đáng có cho người còn sống, hay còn gọi là người thừa hưởng di sản.

Còn ở Việt Nam, vấn đề thừa kế, lập di chúc chưa được nhiều người quan tâm. Do vậy, các vụ án tranh chấp về thừa kế vẫn đang có xu hướng gia tăng.

Nếu không may gia đình bạn đang gặp bế tắc về vấn đề này, mọi người không thể thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế và mong muốn nhờ tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Thì thông qua bài viết này, Công ty Luật PL & Partners xin nêu ra một số quy định pháp luật có liên quan đến giải quyết tranh chấp di sản thừa kế để các Bạn tham khảo.

Các vụ tranh chấp liên quan đến tài sản thừa kế ngày càng xảy ra nhiều tại nước ta
Các vụ tranh chấp liên quan đến tài sản thừa kế ngày càng xảy ra nhiều tại nước ta.

1. CÁC NỘI DUNG CỦA TRANH CHẤP THỪA KẾ THƯỜNG GẶP PHẢI:

  • Tranh chấp hàng thừa kế. 
  • Tranh chấp về di sản thừa kế. 
  • Tranh chấp cách hiểu về nội dung di chúc. 
  • Tranh chấp về việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản. 
  • Tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế.

2. CHỦ THỂ CÓ QUYỀN KHỞI KIỆN VỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ:

Khi xảy ra vấn đề tranh chấp tài sản thừa kế thì những ai có quyền hưởng di sản thừa kế có thể yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định pháp luật nếu họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm.

3. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRANH CHẤP PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ:

Theo quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 thì:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. 
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy người khởi kiện cần chú ý các cột mốc thời hiệu nêu trên để có thể đảm bảo quyền khởi kiện đúng quy định của pháp luật.

4. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT:

4.1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có di sản là bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.
  • Trường hợp di sản thừa kế không phải là bất động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

4.2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp về thừa kế có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

5. HỒ SƠ KHỞI KIỆN TRANH CHẤP THỪA KẾ:

–  Đơn khởi kiện;

– Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;

– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

– Bản kê khai các di sản;

– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

– Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), văn bản từ chối nhận di sản thừa kế,…

6. HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.
  • Bước 2: Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý.
  • Bước 3: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
  • Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử

 

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế.

Mong rằng thông qua những nội dung nêu trên sẽ giúp các Bạn phần nào nắm bắt được cơ bản quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp thừa kế, các bước thực hiện và những điều cần lưu ý.

Nếu Bạn vẫn còn những thắc mắc hay có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với Công ty Luật PL & Partners chúng tôi thông qua số Hotline 093.1111.060 để được giải đáp và hỗ trợ một cách tận tình nhé.

Trường hợp cần hỗ trợ về pháp luật, quý vị và các bạn có thể liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Facebook: www.facebook.com/PLLaw

Website: www.PL-PARTNERS.vnwww.HOIDAPLUAT.netwww.THUTUCPHAPLY.org

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Print Friendly, PDF & Email
Facebook
LinkedIn
Skype
Email

Nội dung liên quan