Một trong những câu hỏi mà gần đây Công ty Luật PL & Partners nhận được rất nhiều là: Nên tặng cho hay để thừa kế quyền sử dụng đất cho con cái? Bài viết này sẽ thông tin chi tiết đến quý vị và các bạn về hai hình thức này, ưu và nhược điểm của chúng để từ đó chúng ta có thể đưa ra quyết định phù hợp.
Đất đai là một trong những tài sản có giá trị rất lớn. Vì thế bất cứ một quyết định nào có liên quan tới quyền sử dụng đất đều cần phải cân nhắc rất kỹ, đặc biệt là ở việc mua bán, chuyển nhượng hay thừa kế.
Và một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm đó là cha mẹ khi muốn chuyển giao quyền sử dụng đất cho con cái thì nên tặng cho hay là để thừa kế.
Hãy cùng Công ty Luật PL & Partners tìm hiểu về chủ đề trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Toggle1. TẶNG CHO LÀ GÌ? THỪA KẾ LÀ GÌ?
1.1. Tặng cho là gì?
Theo quy định tại điều 457 của bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể hiểu:
“tặng cho tài sản là việc bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”. |
Việc tặng cho thì cần phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
1.2. Thừa kế là gì?
“Thừa kế là việc một người để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Thừa kế có thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người chết sang người thừa kế thông qua di chúc hợp pháp hoặc nếu không có di chúc thì sẽ thừa kế theo quy định pháp luật. Việc sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức thừa kế chỉ được thực hiện sau khi người để lại tài sản chết.
2. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA TẶNG CHO VÀ THỪA KẾ.
Giữa Tặng cho và Thừa kế có những điểm giống nhau như sau:
TT | Điểm giống nhau | Nội dung |
1 | Điều kiện thực hiện | Người sử dụng đất khi muốn tặng cho, để lại thừa kế quyền sử dụng đất cần đáp ứng các điều kiện sau:
|
2 | Thời điểm phát sinh hiệu lực | Việc tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính |
3 | Miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ | Tặng cho, thừa kế nhà đất giữa vợ chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi với con đẻ, con nuôi; cha mẹ chồng với con dâu; cha mẹ vợ với con rể; ông bà nội, ông bà ngoại với cháu; anh chị em ruột với nhau được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ |
Như vậy thì với cả hai hình thức này, cha mẹ đều có thể chuyển giao lại quyền sử dụng đất cho con cái. Tuy nhiên họ chỉ được thực hiện quyền tặng cho, thừa kế khi đáp ứng đủ các điều kiện như đã nêu trên.
Ngoài ra, với cả hai hình thức này, cha mẹ đều có quyền yêu cầu con cái phải thực hiện nghĩa vụ nào đó để được nhận quyền sử dụng đất.
Ví dụ Ông An có thể lập hợp đồng tặng cho có điều kiện để chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người con trai của mình là anh Bình với điều kiện anh này phải có nghĩa vụ phụng dưỡng ông khi về già.
3. ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TẶNG CHO VÀ THỪA KẾ.
3.1. Thời điểm chuyển giao quyền sử dụng đất.
Với việc tặng cho thì quyền sử dụng đất sẽ được chuyển giao ngay khi cha mẹ vẫn còn sống. Việc cho ai, diện tích bao nhiêu đều do cha mẹ quyết định. Các giấy tờ cũng có thể sang tên ngay sau khi hồ sơ được chấp thuận. Do đó ít xảy ra các tranh chấp về sau này. Tuy nhiên đôi khi sẽ có trường hợp có người con nào đó phản đối quyết định của cha mẹ gây mất đoàn kết trong gia đình.
Với việc thừa kế thì quyền sử đất chỉ được chuyển giao sau khi cha mẹ qua đời. Việc sang tên cũng chỉ có hiệu lực sau khi cha mẹ chết nên có thể phát sinh một số rủi ro không thể lường trước được.
Ví dụ nếu cha mẹ để di chúc giao quyền sử dụng đất cho duy nhất một người con. Những người khác sẽ phản đối dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp, kiện tụng.
Trường hợp không có di chúc khi pháp luật chia đều cho tất cả các con thì lại xảy ra tranh chấp do có người cho răng mình có công nhiều hơn, chăm sóc cha mẹ nhiều hơn nên phải được hưởng phần nhiều hơn.
3.2. Quyền tùy ý chuyển giao cho người con mà cha mẹ mong muốn.
Trong trường hợp tặng cho, cha mẹ có thể tặng cho bất kỳ người con nào mà không bị pháp luật cấm hay hạn chế.
Trong khi đó nếu để thừa kế thì cha mẹ vẫn có thể lập di chúc và để lại quyền sử dụng đất của mình cho một hoặc một số người con hoặc truất quyền thừa kế của ai đó. Nhưng sẽ có một số trường hợp vẫn được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào di chúc là con dưới 18 tuổi và con trên 18 tuổi nhưng mất khả năng lao động.
Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ thì pháp luật sẽ chia đều cho tất cả các người con.
Như vậy để chuyển quyền sử dụng đất cho con cái cha mẹ có thể tặng cho hoặc để thừa kế. Với mỗi hình thức lại có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Tùy vào nguyện vọng của cha mẹ và điều kiện thực tế mà cha mẹ sẽ đưa ra quyết định.
Trường hợp muốn chuyển quyền sử dụng đất cho con cái ngay khi mình còn sống, tránh các tranh chấp về sau hoặc muốn cho con đất đai nhưng phải có điều kiện nào đó thì cha mẹ nên tặng cho.
Trường hợp muốn chuyển quyền sử dụng đất cho con cái sau khi mình qua đời và tránh phải khó xử khi con cái phản đối quyết định của mình thì cha mẹ nên để lại thừa kế.
Trường hợp cần hỗ trợ về pháp luật, quý vị và các bạn có thể liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ
Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 093.1111.060
Email: info@pl-partners.vn
Facebook: www.facebook.com/PLLaw
Website: www.PL-PARTNERS.vn – www.HOIDAPLUAT.net – www.THUTUCPHAPLY.org
Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.