Cha mẹ nên làm gì khi con cái bị bắt nạt?

Bắt nạt, nhất là bắt nạt trong học đường là một vấn đề phổ biến, không chỉ ở nước ta mà còn trên toàn thế giới.

Một khảo sát từ UNICEF cho thấy có tới gần 1/3 số học sinh đã từng bị bắt nạt dưới một trong các hình thức:

  • Bị nói xấu.
  • Bị bạn bè tẩy chay, xa lánh.
  • Bị bạo lực.

Lúc này, một câu hỏi được đặt ra là vậy các bậc phụ huynh cần phải làm gì để giúp bảo vệ con khỏi bị bắt nạt và bạo lực?

Làm thế nào để biết con mình có phải là nạn nhân của bắt nạt?

Và phải xử lý như thế nào nếu con rơi vào tình trạng này?

Hãy cùng Công ty Luật PL & Partners đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên trong nội dung bài viết này.


1. CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP BẢO VỆ CON TRÁNH BỊ BẮT NẠT VÀ BẠO LỰC?

Bước đầu tiên để bảo vệ con khỏi bắt nạt và bạo lực là trang bị đầy đủ cho con các kiến thức và kỹ năng sống về vấn đề này.

Cha mẹ hãy luôn dành thời gian cho con, thường xuyên trao đổi với con, đồng hành cùng con cả về việc học tập lẫn cuộc sống. Luôn tỏ ra là mình sẽ bảo vệ con trong mọi trường hợp.

Bên cạnh đó, các vị phụ huynh hãy:

  • Giáo dục cho con cái biết hành vi bắt nạt là gì? Nếu bị bắt nạt thì nên làm gì? Nếu thấy bạn bè khác bị bắt nạt thì nên làm gì? Có thể chia sẻ với ai?
  • Nói chuyện cởi mở và thường xuyên về vấn đề này để giúp con cảm thấy thoải mái khi chia sẻ về bắt nạt và đảm bảo sẽ nắm bắt được vấn đề ngay khi nó xảy ra.
  • Xây dựng sự tự tin cho con bằng việc hạn chế chê trách con, khen ngợi con khi có thành tích tốt, khuyến khích con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.
  • Hãy là tấm gương cho con về cách đối xử tử tế với người khác, nhất là với trẻ em. Chỉ cho con biết hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai và hãy lên tiếng khi thấy người khác bị ngược đãi.
  • Tạo thói quen bộc lộ cảm xúc và chia sẻ các vấn đề gặp phải ở trường và cả ở bên ngoài cuộc sống cho bé.

2. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CON CÁI CÓ ĐANG BỊ BẮT NẠT HAY KHÔNG?

Trên thực tế, không phải đứa trẻ nào khi bị bắt nạt cũng dám chia sẻ với cha mẹ. Có bé thì im lặng, có bé chỉ dám chia sẻ với bạn bè.

Vì thế, các bậc cha mẹ cũng cần thường xuyên quan sát kỹ con cái để nhanh chóng phát hiện ra vấn đề.

Một số dấu hiệu sau ở trẻ cho thấy rất dễ bé đang bị bắt nạt:

  • Có các vết bầm tím, vết trầy xước không rõ nguyên nhân.
  • Bé tỏ ra lo lắng, căng thẳng hoặc rất cảnh giác.
  • Bé có dấu hiệu sợ đi học hoặc sợ tham gia các hoạt động khác ở trường.
  • Đồ đạc của bé bị mất hoặc bị hư hỏng, phá hủy.
  • Có ít bạn bè hoặc bị mất các mối quan hệ bạn bè đột ngột.
  • Thường xin tiền.
  • Ngủ không ngon, hay gặp ác mộng hoặc than phiền về việc bị nhức đầu hay đau dạ dày.
  • Kết quả học tập bị ảnh hưởng.
  • Cố gắng ở gần người lớn và sợ sệt khi ở một mình.

3. CẦN LÀM GÌ KHI CON CÁI BỊ BẮT NẠT?

Nếu phát hiện ra con cái đang bị bắt nạt, phụ huynh hãy thực hiện các việc làm sau để giúp đỡ và bảo vệ con:

  • Lắng nghe con một cách cởi mở và bình tĩnh. Tập trung vào việc lắng nghe thay vì cố gắng tìm hiểu nguyên nhân hay tìm cách giải quyết. Điều đó sẽ giúp con cảm thấy được chia sẻ và hỗ trợ. Hãy luôn là lá chắn bảo vệ con và là nơi mà con có thể chia sẻ bất cứ vấn đề nào và vào bất cứ lúc nào.
  • Tin tưởng con bằng lời nói và hành động. Hãy nói với con rằng bạn tin tưởng con, con không hề có lỗi gì ở vấn đề bị bắt nạt này và bạn sẽ nhanh chóng tìm cách xử lý vấn đề.
  • Trao đổi với giáo viên và trường học. Bạn và con bạn sẽ không phải đối diện với vấn đề bắt nạt một mình. Các trường học sẽ có cách chính sách và đối phó với hành vi bắt nạt này. Bên cạnh đó các thầy cô cũng được đào tạo về nghiệp vụ này và có kinh nghiệm xử lý vấn đề.
  • Trao đổi trực tiếp với đối tượng bắt nạt và phụ huynh của đối tượng để đưa ra các yêu cầu ngăn chặn. Tuy nhiên không nên tạo không khí căng thẳng hay gây hấn. Tốt nhất bạn có thể tổ chức buổi gặp gỡ với sự có mặt của đại diện nhà trường hoặc địa phương.
  • Sử dụng các biện pháp mạnh hơn như tố cáo tới cơ quan công an hoặc khởi kiện nếu vấn đề đi ra khỏi phạm vi mà gia đình và nhà trường có thể xử lý.

Như vậy trên đây Công ty Luật PL & Partners đã chia sẻ với quý vị và các bạn về những điều cần làm để giúp con tránh bị bắt nạt cũng như phải xử lý thế nào nếu bé rơi vào tình trạng này.

Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với quý vị và các bạn.


Trường hợp cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Facebook: www.facebook.com/PLLaw

Website: www.PL-PARTNERS.vnwww.HOIDAPLUAT.netwww.THUTUCPHAPLY.org

Print Friendly, PDF & Email
Facebook
LinkedIn
Skype
Email

Nội dung liên quan