Một số điểm mới về tiền lương của người lao động

Kể từ ngày 01/01/2021 Bộ luật Lao động 2019 đã chính thức có hiệu lực. Trên cơ sở kế thừa các quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2019 đã khắc phục được hầu hết những bất cập trong quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 liên quan đến tiền lương của người lao động.

Trong video này, Công ty Luật PL & Partners sẽ điểm qua một số điểm mới nổi bật liên quan đến tiền lương của Người lao động để quý vị và các bạn nắm bắt.


Liên quan đến tiền lương, Bộ luật Lao động 2019 có một số điểm mới đáng chú ý như sau:

1. BỎ THỦ TỤC YÊU CẦU NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GỬI THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG TỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.

Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: khi xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động, Người sử dụng lao động phải gởi đến cơ quan nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của Người sử dụng lao động.

Đến Bộ luật Lao động năm 2019 đã bãi bỏ thủ tục này nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

2. YÊU CẦU NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHẢI THÔNG BÁO BẢNG KÊ TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.

Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Mỗi lần trả lương, Người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động. Trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Quy định này nhằm mục đích minh bạch tiền lương và hạn chế phát sinh tranh chấp.

3. BỔ SUNG QUY ĐỊNH YÊU CẦU NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHẢI TRẢ PHÍ MỞ TÀI KHOẢN KHI TRẢ LƯƠNG QUA NGÂN HÀNG.

Trước đây Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: khi trả lương qua tài khoản ngân hàng, Người sử dụng lao động và Người lao động thỏa thuận về các loại phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản

Đến Bộ luật Lao động 2019 thì Người sử dụng lao động có trách nhiệm bắt buộc phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương, thay vì “các bên thỏa thuận” như Bộ luật Lao động 2012 quy định.

4. BỔ SUNG QUY ĐỊNH NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ÉP NGƯỜI LAO ĐỘNG DÙNG TIỀN LƯƠNG ĐỂ MUA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ.

Quy định mới này nhằm đảm bảo quyền đối với tiền lương của Người lao động và khắc phục tình trạng nhiều doanh nghiệp cố tình buộc Người lao động phải chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, dịch vụ của Người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà Người sử dụng lao động chỉ định.

5. ĐIỀU CHỈNH QUY ĐỊNH VỀ TIỀN LƯƠNG NGỪNG VIỆC DO SỰ CỐ KHÁCH QUAN.

Bộ luật Lao động năm 2012 quy định tiền lương ngừng việc trong trường hợp do sự cố khách quan là do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Do khống chế mức lương trả cho Người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định trong mọi trường hợp tại thời điểm ngừng việc như vậy đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong những trường hợp do sự cố khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,…. mà thời gian ngừng việc tương đối dài. Thực tế dịch bệnh covid 19 thời gian qua là một minh chứng rõ ràng cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn bởi sự cố khách quan đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 chưa đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người sử dụng lao động.

Vì vậy Bộ luật Lao động năm 2019 bổ sung quy định: các bên thỏa thuận tiền lương ngừng việc trong những trường hợp sau:

  • Vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của Người sử dụng lao động; hoặc
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc
  • Vì lý do kinh tế

Thì hai bên thỏa thuận tiền lương ngừng việc như sau:

  • Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Có thể thấy quy định mới này thể hiện sự sẻ chia của Người lao động đối với khó khăn của Người sử dụng lao động.

6. BỔ SUNG HÌNH THỨC THƯỞNG.

Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ quy định hình thức thưởng bằng tiền. Trong khi thực tế tại nhiều doanh nghiệp, quy chế thưởng quy định hình thức thưởng khá đa dạng, không chỉ bằng tiền mà còn bằng các điều kiện vật chất khác như xe máy, xe ô tô, đồ dùng, bất động sản, chuyến du lịch,….

Để phù hợp hơn với thực tế, Bộ luật Lao động năm 2019 đã mở rộng hình thức thưởng, theo đó Người sử dụng lao động có thể thưởng cho Người lao động bằng tiền, tài sản hoặc bằng các hình thức khác căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của Người lao động.

Như vậy trên đây, Công ty Luật PL & Partners đã chia sẻ tới quý vị và các bạn một số điểm mới liên quan đến tiền lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.


Trường hợp cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Facebook: www.facebook.com/PLLaw

Website: www.PL-PARTNERS.vnwww.HOIDAPLUAT.netwww.THUTUCPHAPLY.org

_______________________________________________________________________________________________________________________

Bài viết căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm viết bài và có thể không còn phù hợp tại thời điểm Quý khách đọc bài viết này do quy định pháp luật có sự thay đổi. Do vậy, bài viết chỉ có giá trị tham khảo.

Print Friendly, PDF & Email

Đặt hẹn tư vấn





























    Bài viết liên quan: