Những công việc của luật sư tranh tụng

Trong thực tiễn đối với việc giải quyết tranh chấp thì tranh chấp dân sự là một dạng tranh chấp thường gặp, phổ biến và phức tạp. Luật sư sẽ trải qua công đoạn từ chuẩn bị hồ sơ cho đến tham gia phiên tòa. Vậy cụ thể những công việc của luật sư tranh tụng sẽ như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Công ty Luật PL & Partners.

1. NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA LUẬT SƯ TRANH TỤNG.

1.1. Tiếp xúc trao đổi với khách hàng để nắm được nội dung sự việc để khởi kiện.

Để nắm bắt tình hình sự việc và được hỗ trợ tốt nhất, khách hàng cần cung cấp cho luật sư các thông tin sau:

  • Về chủ thể: là người đi kiện hay người bị kiện; cá nhân hay pháp nhân trong vụ việc;
  • Thời điểm xảy ra sự việc và tình tiết sự việc;
  • Yêu cầu khởi kiện như thế nào? Giành những quyền lợi gì?;
  • Cung cấp các giấy tờ, văn bản, bằng chứng liên quan đến vụ việc.

Sau khi nhận được thông tin của khách hàng, luật sư bắt đầu những công đoạn đầu tiên trong các bước chuẩn bị hồ sơ là:

  • Xác định chủ thể vụ việc, sự kiện pháp lý, vấn đề pháp lý, quy phạm pháp luật điều chỉnh, những quyền và lợi ích hợp pháp đang bị tranh chấp hoặc bị xâm hại;
  • Xác định thời hiệu khởi kiện;
  • Xác định rõ yêu cầu khởi kiện, tư vấn cho khách hàng những yêu cầu có khả năng khởi kiện được.
  • Xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Với bất cứ vụ việc nào, luật sư cũng sẽ lắng nghe và trao đổi kỹ lưỡng với khách hàng để nắm bắt tất cả các khía cạnh của vấn đề một cách tường tận.
Với bất cứ vụ việc nào, luật sư cũng sẽ lắng nghe và trao đổi kỹ lưỡng với khách hàng để nắm bắt tất cả các khía cạnh của vấn đề một cách tường tận.

1.2. Thu thập, cung cấp giao nộp chứng cứ.

Luật sư sẽ tham gia chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ cùng với khách hàng để hồ sơ được đầy đủ và thuyết phục nhất. Một số loại giấy tờ phổ biến mà khách hàng cần cung cấp như:

  • Các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể khởi kiện: Chứng minh thư, căn cước công dân, Hộ chiếu, đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định công nhận hoạt động, giấy ủy quyền…..
  • Các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện tương ứng với đặc trưng của vụ án…Ví dụ: đối với vụ án tranh chấp về quyền sở hữu: Là các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận đăng ký ô tô, xe máy; cổ phiếu, hợp đồng mua bán; giấy tặng cho….

Ngoài ra, luật sư sẽ tư vấn, hướng dẫn khách hàng về nghĩa vụ thu thập, cung cấp giao nộp chứng cứ để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình.

Đối với mọi thông tin cá nhân và thông tin về vụ việc nếu không được sự đồng ý của khách hàng luật sư không được quyền tiết lộ ra bên ngoài. Đây có thể coi là hành động thể hiện thái độ và nguyên tắc làm việc chuyên nghiệp của một luật sư tranh tụng.

1.3. Nghiên cứu hồ sơ, đánh giá và sử dụng chứng cứ.

Đây là công việc quan trọng hàng đầu trong quá trình tham gia giải quyết vụ án dân sự. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ của một luật sư tranh tụng, nhất thiết cần nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ một cách chặt chẽ và triệt để.

Công việc này giúp nắm bắt được tất cả các tình tiết, chứng cứ hiện có của vụ án, các yêu cầu, ý kiến, luận điểm của các bên đương sự và các hoạt động tố tụng, quyết định tố tụng của tòa án. Trên cơ sở đó, luật sư xác định phương án giải quyết vấn đề, thực hiện các công việc cần thiết để củng cố chứng cứ, xây dựng luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Bên cạnh đó, quá trình chuẩn bị hồ sơ này luật sư cũng sẽ tư vấn các câu hỏi nên hỏi, cách đặt câu hỏi cho khách hàng trước khi lên tòa. Luật sư sẽ đặt thêm câu hỏi cho khách hàng nếu yêu cầu khởi kiện và hồ sơ chưa thể hiện đầy đủ theo quy định.

Để làm tốt công việc này, luật sư tranh tụng cần có kiến thức phổ quát về pháp luật, kiến thức chuyên môn vững chắc và dày dặn kinh nghiệm từng trải qua nhiều vụ án trước đó.

1.4. Luật sư tranh tụng tham gia phiên tòa.

Trong suốt quá trình tham gia phiên tòa, luật sư sẽ được ủy quyền làm đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án. Tại đó, luật sư sẽ được thực hiện các công việc như:

  • Thay mặt đương sự trình bày yêu cầu của họ tại phiên tòa;
  • Đề nghị tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;
  • Hỗ trợ đương sự hoặc có ý kiến về việc đương sự trong vụ án đề xuất việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu;
  • Đặt các câu hỏi, tham gia thảo luận tại phiên tòa;
  • Theo dõi và có ý kiến về việc Hội đồng xét xử sơ thẩm đánh giá tài liệu, chứng cứ của vụ án, xem xét vật chứng, tài liệu;
  • Đề xuất hoặc có ý kiến về việc tạm ngừng, tạm hoãn, đình chỉ phiên tòa.

Ngoài ra, luật sư sẽ tư vấn khách hàng thực hiện các quyền rút đơn khởi kiện, rút kháng cáo, thay đổi, bổ sung kháng cáo.

2. NHỮNG LƯU Ý KHI LỰA CHỌN LUẬT SƯ TRANH TỤNG.

Trước khi thuê luật sư, khách hàng cần tìm hiểu, đánh giá luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Để đánh giá một văn phòng, công ty luật, luật sư sẽ căn cứ theo nhiều yếu tố. Cơ bản thông qua những yếu tố sau:

  • Đánh giá thông qua kinh nghiệm, thâm niêm công tác: Đa phần những luật sư có thâm niên cao trong nghề là những người có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cũng có nhiều luật sư dù có tuổi nghề chưa cao nhưng lại có kỹ năng, chuyên môn cao hơn nhiều những luật sư có tuổi nghề cao khác. Để đánh giá điều này cần nhìn vào tố chất, độ nhạy bén, quá trình học tập rèn luyện, các vụ án từng tham gia trước đây;
  • Đánh giá luật sư thông qua danh tiếng, tên tuổi của luật sư đó trên các phương tiện truyền thông và phản hồi từ khách hàng cũ;
  • Đánh giá luật sư thông qua mức độ chuyên nghiệp khi tiếp cận hồ sơ và giải quyết vụ việc;
  • Đánh giá luật sư qua buổi chia sẻ đầu tiên: luật sư giỏi và có tâm là người lắng nghe vấn đề, nắm bắt thông tin nhanh chóng, đặt những câu hỏi làm rõ được vấn đề khách hàng đang gặp phải, tư vấn bước đầu phương hướng giải quyết;

Bên cạnh đó, đạo đức và ứng xử trong nghề luật cũng là một điểm cần lưu ý khi lựa chọn luật sư. Luật sư phải tuân theo bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp đã được quy định trong Luật Luật sư và có sự uy tín trong nghiệp vụ.

Trên là một số thông tin về những công việc của luật sư tranh tụng.

Để thuê được một luật sư giỏi thì bạn phải cần quan tâm tìm hiểu rất nhiều khía cạnh
Để thuê được một luật sư giỏi thì bạn phải cần quan tâm tìm hiểu rất nhiều khía cạnh.

Trong trường hợp cần đăng ký dịch vụ hoặc hỏi đáp, thắc mắc để hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, phường 3, quận 6, TP.HCM

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Facebook: www.facebook.com/PLLaw

Website: www.PL-PARTNERS.vnwww.HOIDAPLUAT.netwww.THUTUCPHAPLY.org

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Print Friendly, PDF & Email

Đặt hẹn tư vấn





























    Bài viết liên quan: