Phân biệt tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ không lương?

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phải cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Nhiều bạn đọc đã thắc mắc Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ không lương là giống nhau hay khác nhau?

Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp Bạn đọc có câu trả lời cụ thể.


Giống nhau:

  • Xét về bản chất, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương đều là tạm dừng hợp đồng lao động một thời gian nhất định bởi một lý do nào đó theo quy định của pháp luật.
  • Người sử dụng lao động không phải trả lương.

Khác nhau:

 Tạm hoãn hợp đồng lao động  Nghỉ việc không hưởng lương
Trường hợp áp dụng
  1. Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
  3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
  4. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
  5. Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  6. Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  7. Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
  8. Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

(Điều 30 BLLĐ 2019)

  1. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột chết;
  2. Cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
  3. Các trường hợp khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

(Điều 115 BLLĐ 2019)

Hệ quả đối với thời hạn của hợp đồng lao động

Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không tính vào thời hạn của hợp đồng lao động đã giao kết.

Thời gian nghỉ không hưởng lương tính vào thời hạn của hợp đồng lao động đã giao kết.

Hết thời hạn tạm hoãn/nghỉ việc không hưởng lương
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc.
  • Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
  • Hết thời gian nghỉ không hưởng lương NLĐ quay trở lại làm việc.
  • Trường hợp hết thời hạn hợp đồng thì chấm dứt HĐLĐ hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới.
Mức phạt khi doanh nghiệp vi phạm Phạt tiền từ 03 – 07 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

(điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP)

Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ không lương đúng quy định.

(điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)


Trường hợp cần hỗ trợ về pháp luật, quý vị và các bạn có thể liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Facebook: www.facebook.com/PLLaw

Website: www.PL-PARTNERS.vnwww.HOIDAPLUAT.netwww.THUTUCPHAPLY.org

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Print Friendly, PDF & Email

Đặt hẹn tư vấn





























    Tagged: none tag .

    Bài viết liên quan: