Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, dường như mọi người đều đã quen với việc phát tán, cập nhật thông tin về sự kiện nào đó thông qua mạng xã hội mà thiếu đi việc suy xét đến các hậu quả. Những hành vi này có thể vi phạm Bộ luật Dân sự, hoặc Bộ luật Hình sự. Hành vi quay clip “đánh ghen” tung lên mạng sẽ bị xử lý tùy vào đối tượng và trường hợp khác nhau.
Hãy cùng Công ty Luật PL & Partners tìm hiểu về hành vi này thông qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Toggle1. XÉT VỀ ĐỐI TƯỢNG QUAY CLIP “ĐÁNH GHEN” TUNG LÊN MẠNG.
Thông thường, hành vi ghi hình sự việc “đánh ghen” và tung lên internet sẽ do hai đối tượng thực hiện. Một là chính cá nhân/nhóm người thực hiện “đánh ghen”, hai là những người qua đường vô tình nhìn thấy. Để nhận định xem hành vi này có vi phạm pháp luật hay không cần suy xét trong từng trường hợp cụ thể, xoay quanh các yếu tố chính như mục đích khi thực hiện hành vi, nội dung của video,…
Trên thực tế, những người qua đường tình cờ quay được video và tung lên mạng sẽ khó để bị xử phạt hành chính hay xử lý về hình sự bởi họ thường chỉ xuất phát tự sự hiếu kỳ và ham muốn chia sẻ đến mọi người, không chủ đích nhằm vào bất kỳ cá nhân nào. Ngoài ra các hình ảnh mà họ thu được thường là ở nơi công cộng, mang tính chung chung, khó có thể cung cấp thông tin cá nhân của người trong video.
Nhưng nếu là do chính những người tham gia “đánh ghen” quay lại thì có nguy cơ vi phạm cao, do có cơ sở rõ ràng để chứng minh mục đích xúc phạm người khác cũng như vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
2. HÀNH VI QUAY CLIP “ĐÁNH GHEN” VI PHẠM “QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH” TẠI BỘ LUẬT DÂN SỰ.
Hành vi quay cận mặt đối tượng trong vụ việc đó, kèm theo việc nêu thông tin về họ trong clip sẽ bị xử phạt vi phạm về dân sự. Căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, việc làm này đã vi phạm quy định về “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh”, cụ thể:
|
3. HÀNH VI QUAY CLIP “ĐÁNH GHEN” CÓ THỂ VI PHẠM QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ.
Trong lúc kích động có thể bên trực tiếp tham gia “đánh ghen” đã có những hành vi như : sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo người khác giữa đám đông,… Đây đều là hành vi được quy định là mặt khách quan của tội “Làm nhục người khác” theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;” |
Tóm lại, đối với hành vi quay clip “đánh ghen” rồi tung lên mạng, tùy theo từng trường hợp cụ thể cũng như tùy thuộc tính chất, mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính, dân sự hoặc hình sự.
Do đó, để bảo vệ bản thân, cần suy xét lại nội dung của video thu được kết hợp với cân nhắc các hậu quả có thể phát sinh so với mục đích mà mình muốn đạt được trước khi đăng tải đoạn clip lên mạng.
Trên đây PL & Partners đã thông tin đến các bạn về vấn đề “quay clip “đánh ghen” tung lên mạng có vi phạm pháp luật hay không?”.
Trong trường hợp cần đăng ký dịch vụ hoặc hỏi đáp, thắc mắc để hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ
Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 093.1111.060
Email: info@pl-partners.vn
Facebook: www.facebook.com/PLLaw
Website: www.PL-PARTNERS.vn – www.HOIDAPLUAT.net – www.THUTUCPHAPLY.org
Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.