So sánh tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp

Bài viết giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp, từ đó có thể phân biệt giữa hai loại.

Trên thực thế khái niệm “tài sản thế chấp” khá quen thuộc vì chúng ta thường nghe nhắc đến khi cần thực hiện các khoản vay ngân hàng. Ngược lại, chúng ta lại ít khi nghe “tài sản bảo đảm” và cũng thường lúng túng khi phải phân biệt giữa hai loại tài sản này.

Để giúp các bạn hiểu hơn về tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp, từ đó có thể phân biệt giữa hai loại, trong bài viết này Công ty Luật PL & Partners sẽ có những so sánh cụ thể.

1. TÀI SẢN ĐẢM BẢO LÀ GÌ? TÀI SẢN THẾ CHẤP LÀ GÌ?

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Ví dụ anh A và anh B ký kết hợp đồng mua bán bất động sản. Theo đó anh A đặt cọc số tiền 500 triệu đồng để đảm bảo cho việc mua bán. Số tiền 500 triệu này chính là tài sản đảm bảo.

Tài sản thế chấp là một dạng của tài sản đảm bảo. Theo đó bên thế chấp sẽ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đưa ra bảo đảm sẽ thực hiện nghĩa vụ mà không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp). Ví dụ anh A vay 500 triệu từ ngân hàng, và thế chấp căn nhà của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ đúng hạn.Lúc này căn nhà chính là tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp và tài sản đảm bảo
Cả tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp đều được dùng để đảm bảo cho việc một bên sẽ thực hiện nghĩa vụ với bên còn lại.

2. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA TÀI SẢN ĐẢM BẢO VÀ TÀI SẢN THẾ CHẤP

  • Đều là tài sản được dùng để bảo đảm cho một cá nhân, tổ chức nào đó sẽ có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bên có quyền, chẳng hạn như nghĩa vụ trả nợ vay, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký kết,….
  • Khi được sử dụng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, cả hai loại tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của người thế chấp hoặc người bảo đảm. Khi nghĩa vụ không được thực hiện đúng như cam kết đã thỏa thuận thì tài sản sẽ bị bên nhận thế chấp, bên nhận bảo đảm đưa ra xử lý để khấu trừ vào nghĩa vụ mà bên kia vi phạm.

3. ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TÀI SẢN TÀI SẢN ĐẢM BẢO VÀ TÀI SẢN THẾ CHẤP.

Để phân biệt rõ giữa hai loại tài sản này, mời các bạn cùng tham khảo bảng sau:

Tài sản bảo đảm Tài sản thế chấp
Tài sản bảo đảm bao gồm nhiều loại tài sản như tài sản đặt cọc, cầm cố, ký quỹ,… Là một loại của tài sản bảo đảm
Ngoại trừ tài sản thể chấp và tài sản cầm cố là bất động sản, các tài sản bảo đảm khác có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba mà không cần phải đăng ký. Tài sản thế chấp có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký
Các loại tài sản bảo đảm khác nhau sẽ được quy định thủ tục, cách thức xử lý khác nhau.

Ví dụ: Đối với tài sản ký quỹ thì ngân hàng sẽ giữ tài sản ký quỹ. Đối với tài sản đặt cọc thì bên nhận đặt cọc sẽ nắm giữ tài sản của bên đặt cọc. Đối với tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố sẽ nắm giữ tài sản của bên cầm cố,…..

Người nhận thế chấp cho phép người thế chấp tiếp tục nắm giữ và sử dụng tài sản thế chấp.

Như vậy trên đây, Công ty Luật PL & Partners đã chia sẻ với quý vị và các bạn về tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp cũng như các phân biệt giữa hai loại tài sản này.

Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn.


Trường hợp cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Facebook: www.facebook.com/PLLaw

Website: www.PL-PARTNERS.vnwww.HOIDAPLUAT.netwww.THUTUCPHAPLY.org

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.


Bài viết căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm viết bài và có thể không còn phù hợp tại thời điểm Quý khách đọc bài viết này do quy định pháp luật có sự thay đổi. Do vậy, bài viết chỉ có giá trị tham khảo.
Print Friendly, PDF & Email

Đặt hẹn tư vấn





























    Bài viết liên quan: