Thu nhập từ nền tảng số có phải nộp thuế không?

Hiện nay, với sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và các ngân hàng, vấn đề quản lý dòng tiền từ nước ngoài gửi vào tài khoản của các cá nhân là việc không khó. Vì vậy, cơ quan thuế rất dễ dàng yêu cầu ngân hàng khấu trừ khoản thuế mà các cá nhân không kê khai, đóng thuế. Câu hỏi được đặt ra rằng liệu thu nhập từ nền tảng số có phải nộp thuế không? Các chuyên gia kinh tế, luật sư nội bộ doanh nghiệp nhận định thế nào về vấn đề này? Hãy cùng Công ty Luật PL & Partners tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

1. THẾ NÀO LÀ THU NHẬP TỪ NỀN TẢNG SỐ?

Nền tảng số (tiếng Anh là Digital platform) là một không gian kỹ thuật số cung cấp các phương tiện để người dùng cộng tác, tương tác hoặc giao dịch kỹ thuật số. Bất kỳ công cụ điện tử nào để giao tiếp bao gồm phần mềm máy tính để bàn, di động, email, các trang web và các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter, Lazada, Amazon,…đều là nền tảng số.

Thu nhập từ nền tảng số là thu nhập được có được từ các hoạt động kinh doanh, giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số. Nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đây cũng là yếu tố then chốt bảo đảm an toàn thông tin mạng và bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

Thu nhập từ nền tảng số là thu nhập được có được từ các hoạt động kinh doanh, giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số
Thu nhập từ nền tảng số là thu nhập được có được từ các hoạt động kinh doanh, giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số.

2. THU NHẬP TỪ NỀN TẢNG SỐ CÓ PHẢI NỘP THUẾ KHÔNG?

Trước đây, cơ quan quản lý thuế còn lúng túng, gặp khó khăn khi hành lang pháp lý còn chưa đầy đủ, rõ ràng khi thu thuế từ các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook… Và thời điểm đó, những người có thu nhập từ các ông lớn này đều không bị cơ quan thuế tìm tới và cũng không phải đóng bất cứ một đồng thuế nào dù thu nhập rất khủng.

Tuy nhiên, đến nay câu chuyện đó đã được giải quyết kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Bộ Tài chính ban hành Thông tư 80/2021/TT-BTC. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài có thể trực tiếp kê khai, đóng thuế cho cơ quan thuế của Việt Nam hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức, đại lý thuế đang hoạt động tại Việt Nam để đóng. Trường hợp trốn tránh không kê khai, đóng thuế thì đã có cơ chế để xử lý.

Đó là về phía các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (Facebook, Google,…), còn đối với các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ các doanh nghiệp này, pháp luật đã quy định rõ cá nhân thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế. Nếu không kê khai hoặc kê khai quá hạn quy định thì được xem là một trong các hành vi trốn thuế. Nhẹ thì bị xử lý hành chính tùy theo mức độ nghiêm trọng, nặng thì bị xử lý hình sự lên đến 7 năm tù.

Như vậy, dù là hình thức kinh doanh nào thì mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ nộp thuế. Các cá nhân, tổ chức có thu nhập phát sinh từ nền tảng số đều phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Các YouTuber, Facebooker nói riêng và những người có nguồn thu nhập từ các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài nói chung nên thực hiện kê khai và nộp thuế đầy đủ để tránh hậu quả pháp lý không đáng có.

3. NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC CHUYÊN GIA KINH TẾ VÀ LUẬT SƯ NỘI BỘ DOANH NGHIỆP VỀ VIỆC NỘP THUẾ THU NHẬP TỪ NỀN TẢNG SỐ HIỆN NAY.

Bên cạnh những lợi ích rõ ràng của việc sử dụng nền tảng số trong kinh doanh giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội thì việc kinh doanh và đóng thuế thu nhập trên nền tảng số vẫn còn nhiều bất cập cho đến hiện nay.

Ở thời buổi công nghệ thông tin phát triển, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên thương mại điện tử, nền tảng số như hiện nay thì bất cứ ai cũng có thể kiếm tiền từ trên mạng, điển hình như các YouTuber, Facebooker, Tiktoker,…

Ngay trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã triển khai kinh doanh trực tuyến, đồng thời người tiêu dùng cũng thay đổi thói quen, ưa thích kênh mua sắm này hơn. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ, đồng tiền ảo và mã hóa, các mô hình kinh doanh mới, việc sử dụng vốn đầu tư cộng đồng, đối với các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ ngày càng trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh này cũng đặt ra nhiều câu hỏi khiến cơ quan quản lý hết sức đau đầu. Chẳng hạn, sự tăng trưởng mạnh mẽ của mô hình dịch vụ trên nền tảng công nghệ ở ranh giới giữa cung cấp dịch vụ giao thông công cộng thay thế taxi truyền thống và thỏa mãn nhu cầu dịch vụ giao hàng do tác động của thói quen mua hàng trực tuyến. Vậy cá nhân cung cấp thực hiện các dịch vụ trên nền tảng công nghệ này sẽ được coi là cá nhân tự kinh doanh hay người đi làm thuê?

Theo các luật sư nội bộ doanh nghiệp, dù là kinh doanh theo mô hình truyền thống hay kinh doanh trên mạng thì đều phải có nghĩa vụ đóng thuế. Việc nộp thuế luôn được cơ quan quản lý thuế đảm bảo công khai, minh bạch và bình đẳng. Khó khăn lớn nhất hiện nay là xác định được đúng bản chất giao dịch để đánh thuế đối với các giao dịch kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ, đặc biệt là thu thuế đối với giao dịch thương mại điện tử. Nếu các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên mạng nhưng không kê khai thì cần có cơ chế phạt, thậm chí phạt thật nặng như cấm kinh doanh hoặc phạt tiền với mức cao để buộc họ phải thực thi đúng quy định của pháp luật

Theo các chuyên gia kinh tế, việc thu thuế kinh doanh trên mạng tương đối khó, do cơ quan thuế không thể kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động kinh doanh trên các mạng này. Đặc biệt, trong bối cảnh các loại hình kinh doanh qua mạng đang có xu thế bùng nổ nhanh chóng. Điều này rất cần sự phối hợp chặt chẽ, bài bản giữa cơ quan thuế và sự vào cuộc của các ngân hàng thương mại với chế tài xử phạt nghiêm nhằm xử lý triệt để tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh qua mạng.

Trong thời gian tới, khi các văn bản hướng dẫn được ban hành đầy đủ, việc đưa Luật vào cuộc sống được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển, ngăn ngừa, phòng chống được các hệ quả tiêu cực của thương mại điện tử hiện nay và mở rộng cơ sở thu thuế, hạn chế tình trạng thất thu thuế từ hoạt động kinh doanh qua mạng hiện nay.

Trên đây là bài viết bàn luận về vấn đề xoay quanh việc “thu nhập từ nền tảng số có phải nộp thuế không?”.

Việc thu thuê đối với các khoản thu nhập từ nền tảng số còn nhiều khó khăn và bất cập
Việc thu thuê đối với các khoản thu nhập từ nền tảng số còn nhiều khó khăn và bất cập.

Trong trường hợp cần đăng ký dịch vụ hoặc hỏi đáp pháp luật, thắc mắc để hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Facebook: www.facebook.com/PLLaw

Website: www.PL-PARTNERS.vnwww.HOIDAPLUAT.netwww.THUTUCPHAPLY.org

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Print Friendly, PDF & Email

Đặt hẹn tư vấn





























    Bài viết liên quan: