Trường hợp sống chung như vợ chồng, khi chồng chết liệu có được thừa kế?

Hôn nhân là sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Để được xem là vợ chồng hợp pháp thì việc quan trọng mà mọi cặp đôi cần thực hiện đó là đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có rất nhiều cặp đôi sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Vậy khi sống chung như vợ chồng, chồng chết, có được thừa kế? Liệu có cách nào chứng minh phần tài sản đóng góp của người còn lại hay không?

Trong chuyên mục Hỏi Đáp Luật số này, hãy cùng luật sư chuyên tư vấn về thừa kế của Công ty Luật PL & Partners tìm hiểu về chủ đề này thông qua việc trả lời câu hỏi của một Bạn độc giả.

Câu hỏi như sau:

“Tôi và chồng sống chung nhưng không đăng ký kết hôn. Chúng tôi có 1 đứa con trai nhưng chưa đăng ký giấy khai sinh.

Tôi định đợi đến khi con 1 tuổi sẽ đăng ký cho con nhưng không may 2 tháng trước đó chồng tôi mất.

Các con riêng của chồng tôi quay về đòi chia thừa kế, trong các phần tài sản của chồng tôi có căn nhà tôi đang sinh sống, đó là tài sản chung của tôi và chồng. Tài sản đó phần lớn là tiền của tôi, tôi cũng là người đặt cọc mua nhà, chồng tôi chỉ góp 1 phần tiền nhỏ và đứng tên nhà.

Vậy tôi muốn giành căn nhà đó khi chia thừa kế có được không?”


Để được xem là vợ chồng hợp pháp thì việc quan trọng mà mọi cặp đôi cần thực hiện đó là đăng ký kết hôn.
Để được xem là vợ chồng hợp pháp thì việc quan trọng mà mọi cặp đôi cần thực hiện đó là đăng ký kết hôn.

Cám ơn Bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật PL & Partners.

Đối với trường hợp của Bạn, Luật sư có ý kiến tư vấn về thừa kế như sau:

Có hai cách Bạn có thể thực hiện để giành tài sản cho Bạn và con trai, cụ thể như sau:

1. CHỨNG MINH QUAN HỆ HUYẾT THỐNG GIỮA CHỒNG VÀ CON TRAI ĐỂ NHẬN THỪA KẾ TÀI SẢN.

Do Bạn và chồng không đăng ký kết hôn nên Bạn sẽ không được nằm trong hàng thừa kế. Tuy nhiên con trai của Bạn vẫn là một người thừa kế.

Bạn có thể chứng minh con trai là con ruột của chồng Bạn bằng cách thực hiện xét nghiệm ADN từ mẫu tóc/máu của chồng Bạn hoặc của những người con riêng của chồng Bạn. Khi có kết quả ADN chứng minh được mối quan hệ huyết thống giữa con trai và chồng thì con trai Bạn sẽ nằm trong hàng thừa kế thứ nhất ngang với những người con riêng của chồng Bạn.

Nhưng trong trường hợp này có nhiều khả năng khó có thể thực hiện được. Vì Bạn và các con riêng của chồng đang xảy ra tranh chấp tài sản nên vì quyền lợi của mình họ sẽ từ chối cung cấp mẫu tóc/máu cho Bạn. Trong khi đó, chồng Bạn đã mất và đã được an táng nên việc xâm phạm đến người đã mất cũng có thể sẽ bất tiện và nhiều yếu tố tâm linh khác.

Như vậy, có thể thấy cách giải quyết này tuy phổ biến nhưng với trường hợp của Bạn sẽ có khả năng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

2. CHỨNG MINH CÔNG SỨC ĐÓNG GÓP.

Với trường hợp của Bạn, Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì hậu quả được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trong trường hợp này do chồng Bạn đã mất, không thể thỏa thuận nên sẽ giải quyết chia tài sản sở hữu chung theo phần quy định tại Điều 209Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015.

Bạn cần xác định phần tài sản của mình trong căn nhà đó bằng việc cung cấp các giấy tờ mua bán nhà đất, giấy tờ đặt cọc và những giấy tờ liên quan chứng minh được Bạn là người đã ký hợp đồng mua căn nhà đó.

Trong trường hợp xác định có phần tài sản của chồng Bạn trong căn nhà đó thì theo Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 Bạn có quyền đề nghị thỏa thuận để chi trả phần tài sản đó bằng tiền hoặc hiện vật khác tương đương. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì sẽ phải bán căn nhà để chia tài sản theo phần.

Như vậy trên đây, chúng tôi đã trả lời câu hỏi của một Bạn khán giả về vấn đề sống chung như vợ chồng, chồng chết, có được thừa kế hay không.

Để có thể nhận thừa kế khi không có đăng ký kết hôn, cần chứng minh quan hệ huyết thống hoặc công sức đóng góp
Để có thể nhận thừa kế khi không có đăng ký kết hôn, cần chứng minh quan hệ huyết thống hoặc công sức đóng góp.

Trường hợp có thắc mắc pháp luật cần giải đáp, hoặc tư vấn về thừa kế, quý vị và các Bạn có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Facebook: www.facebook.com/PLLaw

Website: www.PL-PARTNERS.vnwww.HOIDAPLUAT.netwww.THUTUCPHAPLY.org

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Print Friendly, PDF & Email
Facebook
LinkedIn
Skype
Email

Nội dung liên quan