Chiếm hữu ngay tình là gì? Phân biệt với chiếm hữu không ngay tình?

Trong bài viết này, hãy cùng Công ty Luật PL & Partners tìm hiểu xem chiếm hữu ngay tình là gì và phân biệt giữ chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình.

Trong Bộ luật dân sự (BLDS) 2015, có hai thuật ngữ về chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình. Thực tế, trong nhiều trường hợp để có thể phân định ngay tình hay không ngay tình thật không đơn giản chút nào.

Vậy làm sao để có thể phân biệt được trường hợp nào được xem là chiếm hữu ngay tình và trường hợp nào là chiếm hữu không ngay tình. Mời bạn đọc cùng PL & Partners tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Chiếm hữu ngay tình là gì? Làm thế nào để phân biệt được chiếm hữu ngay tình và không ngay tình?
Chiếm hữu ngay tình là gì? Làm thế nào để phân biệt được chiếm hữu ngay tình và không ngay tình?

1. CHIẾM HỮU NGAY TÌNH LÀ GÌ?

Trước đây, theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Dân sự năm 2005 (đã hết hiệu lực), việc chiếm hữu ngay tình được định nghĩa như sau:

Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.”.

Hiện tại, theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa:

“Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”

Như vậy, so với quy định cũ tại Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Bộ luật Dân sự 2015 đã có định nghĩa cụ thể, rõ ràng hơn về chiếm hữu ngay tình, chỉ cần có căn cứ để tin rằng mình có quyền với tài sản đang chiếm hữu thì đã được coi là chiếm hữu ngay tình.

Ví dụ:

Anh A nợ tiền Anh B và bị khởi kiện ra tòa án. Mảnh đất của Anh A bị thi hành án để trả nợ cho Anh B.

Sau đó, mảnh đất của Anh A đã được bán và sang tên cho Chị C theo đúng quy định thi hành án.

Vậy Chị C chính là người chiếm hữu ngay tình. Căn cứ về chiếm hữu ngay tình đó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được sang tên cho chị này.

"<yoastmark

Ngược lại với chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu không ngay tình được quy định tại Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015: Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

2. PHÂN BIỆT GIỮA CHIẾM HỮU NGAY TÌNH VÀ CHIẾM HỮU KHÔNG NGAY TÌNH.

Tiêu chíChiếm hữu ngay tìnhChiếm hữu không ngay tình
Cơ sở pháp lýĐiều 180 Bộ luật Dân sự 2015Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015
Bản chấtNgười chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền sở hữu đối với tài sản được chiếm hữu.

Người chiếm hữu Không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.

Người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng tài sản mình đang chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật.
Hậu quả pháp lýTrở thành chủ sở hữu tài sản đang chiếm hữu nếu chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai, không xác nhận được chủ sở hữu trong vòng:

– 10 năm: đối với động sản;

– 30 năm: đối với bất động sản.

– Không được trở thành chủ sở hữu tài sản mà phải hoàn trả lại tài sản cho chủ thể có quyền đối với tài sản, bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi chiếm hữu bất hợp pháp gây ra.

Việc xác định chiếm hữu ngay tình hay không  ngay tình có ý nghĩa quan trọng trong việc:

  • Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đang bị chiếm hữu trên thực tế;
  • Bảo vệ người ngay tình trong việc chiếm hữu tài sản;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu thực sự đối với tài sản.

_______________________________________________________________________________________________________________________

Như vậy trên đây, Công ty Luật PL & Partners đã chia sẻ với quý vị và các bạn về chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình và cách phân biệt giữa hai loại.

Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn.


Trường hợp cần hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MTV PL VÀ CỘNG SỰ

Văn phòng: Lô 1.16 Viva Riverside, 1472 Võ Văn Kiệt, Phường 03, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 093.1111.060

Email: info@pl-partners.vn

Facebook: www.facebook.com/PLLaw

Website: www.PL-PARTNERS.vnwww.HOIDAPLUAT.netwww.THUTUCPHAPLY.org

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

_______________________________________________________________________________________________________________________

Bài viết căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm viết bài và có thể không còn phù hợp tại thời điểm Quý khách đọc bài viết này do quy định pháp luật có sự thay đổi. Do vậy, bài viết chỉ có giá trị tham khảo.
Print Friendly, PDF & Email
Facebook
LinkedIn
Skype
Email

Nội dung liên quan